● Orient SK 1970: Sử dụng máy 46943 có 21 chân kính, không lên cót thủ công, không hacking second.
Đồng hồ Orient SK là một trong những sản phẩm cổ điển ăn khách hàng đầu của hãng Orient (ảnh là SK mặt xanh cổ, ngày nay có số hiệu là FEMAL001U9)
● Lịch sử của dòng này bắt đầu vào những năm 70 sau khi bộ máy cơ tự động chủ lực của hãng Orient lúc đó là Cal 469 có 21 chân kính (? một số tài liệu cho rằng có 17 hoặc 19 chân kính) xuất hiện năm 1970.
● Bản thân những mẫu đồng hồ Orient SK đời đầu được trang bị Cal 469 (Cal. 46941) và làm bằng chất thép không gỉ, xứng đáng là một trong những sản phẩm cao cấp nhất lúc đó của hãng Orient.
● Xét về phong cách, SK có nhiều, nhưng khách quan mà nói, chỉ có thiết kế đã “làm mưa làm gió” Việt Nam mới được trang bị kiểu dáng vỏ đặc biệt khác lạ: hình lục giác ở nửa bên có núm chỉnh, nửa bên còn lại là một đường cong hoàn mỹ.
● Phần đai kính (bezel) lại có thêm bốn đinh cố định ở 4 góc. Điều này lý giải vì sao chúng còn có cái tên là “Orient bốn đinh”. Đặc điểm còn lại gồm núm 3 giờ chỉnh thời gian, núm 4 giờ chỉnh “bezel trong”, nút bấm ở 2 giờ để chỉnh Lịch Thứ.
● Mặt khác, phiên bản phổ biến nhất ở Việt Nam (mặt lục giác) cũng có nhiều lựa chọn màu sắc (mặt số) khác nhau. Tất cả đều có hiệu ứng tỏa sáng-chuyển sắc như: đỏ hồng, xanh ô liu, xanh dương, nâu nhạt, hồng cánh sen… ít nhất 6 màu khác nhau.
Thiết kế đồng hồ Orient SK sen hồng
● Nhìn chung, hình dáng và màu sắc đều là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ ngoài nam tính ấn tượng cho loạt SK, độc lạ không giống ai nhưng lại không tỏ ra thô kệch.
● Mặt lục giác bốn đinh cũng chính là bản Orient SK ăn khách nhất. Sau khi bị ngừng sản xuất (có thể là do khủng hoảng thạch anh, diễn ra năm 80-90, những chiếc Đồng hồ đã làm điêu đứng nhiều thương hiệu đồng hồ cơ truyền thống), chỉ có thiết kế này được tái phát hành.
● Với ưu điểm là giá rẻ, độc lạ, chất lượng cao, độ bền tuyệt vời, đã ngừng sản xuất, SK lại được cộng đồng đam mê săn tìm trên khắp thế giới.
● Nhu cầu “cổ cũ” nhiều tới mức Orient phải tái phát hành lại bản “đồng hồ homage SK” chính chủ trong năm 2015 và 2019. Và đó sẽ là cơ duyên đã đưa chúng ta hội tụ về bài viết hôm nay.
Phần lớn các phiên bản có trong dòng này sẽ được phân làm hai loại:
1. SK Diver: phiên bản cao cấp hơn của các King Diver, chịu nước tốt hơn nhưng kiểu dáng ít có khác biệt với tiền bối King Diver (case hình tonneau/tròn, có bezel in 4 màu/in độ sâu).
2. SK: kiểu dáng khác với tiền bối King Diver (case lục giác hoặc tonneau, không có bezel in 4 màu/in độ sâu).
8 trong số các phiên bản đồng hồ Orient SK đã phát hành 1970-1980. Mẫu có mặt lục giác bốn đinh thứ 2 từ trái sang (phía trên) chính là phiên bản phổ biến ở Việt Nam, cũng là bản được chọn tái sản xuất năm 2015, 2019
● Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên mặt số của các mẫu Orient SK cổ đều có dòng chữ Crystal dù đồng hồ không trang bị viên đá nào. Vậy nó có nghĩa là gì? Đây cũng là một điều rất thú vị của các mẫu Orient SK nói riêng, sản phẩm thời đại này của Orient nói chung.
● Truy tìm “nguồn cơn cớ sự”, theo nhiều “truyền thuyết” kể lại bởi các bậc cha chú của chúng ta, những người trực tiếp mua, dùng và cảm nhận được “độ hot” đương thời thì Crystal có nghĩa là pha lê, một số thợ già gọi nó là “kính đá”. Trong đó, kính của SK được làm từ “pha lê thiên nhiên” nguyên khối cũng tức là tinh thể thạch anh.
● Tuy nhiên, theo thông tin từ các diễn đàn blog nước ngoài về đồng hồ (watchuseek chẳng hạn…), kính nguyên bản trên rất nhiều mẫu Orient SK sản xuất giai đoạn 70-80 sẽ là kính Acrylic Crystal (tức kính nhựa).
Cận cảnh một mẫu đồng hồ Orient King Diver, tiền thân (giá rẻ hơn) của SK và không có dòng chữ Crystal
● Tại sao lại có chuyện này? (Nếu cân nhắc đến yếu tố vật liệu làm kính đồng hồ phổ biến trên toàn thế giới thời này (1940-1970) thì Acrylic Crystal sẽ hợp lý hơn là pha lê. Cả Rolex hay Ornega cũng đều là kính nhựa cả)
● Câu trả lời? Tùy loại đồng hồ SK mà sẽ có chất liệu kính tương ứng. Phần lớn SK Diver (các mẫu có bezel vàng-xanh lá-hồng-xanh dương), in độ sâu tính bằng m để biết thời gian lặn không cần giảm áp) sẽ là kính cong vòm Acrylic Crystal.
● Và SK Crystal (có chữ crystal trên mặt số, bao gồm một số ít SK diver) sẽ có kính làm từ pha lê tự nhiên, nguyên khối. Loại phổ biến ở Việt Nam sẽ là SK Crystal, bezel bên trong xoay được nhưng không có in kèm độ sâu.
● Tới lúc này, đáp án chính xác dành cho các mẫu SK phổ biến ở nước ta đó là kính làm từ pha lê tự nhiên (thạch anh trong suốt). Nhưng xin lưu ý, trên các mẫu đồng hồ Orient SK thế hệ sau thập niên 80 sẽ chỉ trang bị kính cứng dù mặt số của chúng cũng có chữ Crystal.
● Nên biết, chỉ riêng kính Crystal tự nhiên thôi đã đắt gấp 5 lần kính Mineral Crystal. Điều này giải thích vì sao SK hiện đại rẻ hơn (Mineral Crystal cũng có Crystal nhưng chỉ là thủy tinh cường lực) và không được xem là “siêu phẩm” như các phiên bản SK cổ.
Orient SK Crystal sẽ có chữ “crystal” trên mặt số, loại này dùng kính pha lê tự nhiên. Orient SK diver không có chữ crystal, loại này dùng kính nhựa
◆ So với Seiko hay Citizen, những hãng đồng hồ nhật bản đã đặt chân đến Việt Nam lâu năm thì Orient được ít người biết hơn do chỉ mới xuất hiện trên thị trường trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, riêng đồng hồ Orient SK mặt lửa lại vô cùng nổi tiếng ở nước ta, từ những năm 70, và được xem là một món hàng xa xỉ.
◆ Thời ấy, người Việt thường gọi chung đồng hồ Orient SK là đồng hồ Orient mặt lửa, Orient bốn đinh hay đồng hồ Thủy Quân Lục Chiến (đây là thông tin sưu tầm, nếu bạn có thông tin chính xác, xin hãy đóng góp bên dưới bài viết).
◆ Khi đó nước ta vẫn còn là thời chiến hoặc thời bao cấp nên sự du nhập của đồng hồ Orient SK vẫn còn hạn chế. Mãi cho đến những năm 80 đất nước mở cửa thì chúng mới trở thành siêu phẩm gây sốt.
Nổi tiếng nhất trong số các thiết kế đồng hồ Orient SK đó chính là “mặt lửa” (ngày nay, hãng định danh nó với số hiệu FEMAL001H9)
›› Những chiếc đồng hồ Orient SK chất lượng của Nhật Bản đã đến Việt Nam theo chân những thương lái nông sản của Nhật vào những năm 70, 80. Sau, thị trường cầu nhiều hơn cung, mở rộng đến mức dân buôn Việt Nam qua đến tận Nhật Bản để đem về những mẫu đồng hồ mà nhà giàu cũng phải khao khát.
›› Buổi ban đầu nguồn cung khan hiếm, có vẻ như để sở hữu được một chiếc đồng hồ Orient SK thì phải đổi vài tấn lúa với thương gia Nhật. Thời gian sau khi đất nước mở cửa thì nguồn hàng dồi dào hơn nhưng vẫn phải trả nửa cây vàng cho một chiếc (khoảng 700 đồng) trong khi giá gạo chỉ khoảng 4 hào/kg (1 đồng = 10 hào).
›› Tính sơ lược thì tại những năm 80, 90, người ta phải bỏ ra số tiền hơn 100 triệu để mua một chiếc đồng hồ Orient SK. Ấy thế thì chiếc đồng hồ Orient SK mới xứng đáng được gọi là siêu phẩm, huyền thoại thời bấy giờ. (Xin lưu ý đây là SK mặt lục giác).
›› Và cho đến hiện tại, sau một thời gian dài ngừng sản xuất thì đồng hồ Orient SK đã được hồi sinh trong năm 2015, 2019 với giá bán cũng vừa túi tiền hơn rất nhiều. Các phiên bản tái sản xuất có thiết kế gần như bản SK năm 70 nhưng chạy Cal. 46943 (2015) và Cal.F6922 (bản 2019) đời mới hơn.
›› Với khoảng 5 triệu đồng là bạn có thể mua được một chiếc có vẻ ngoài gần như giống hệt siêu phẩm Đồng hồ cổ trước đây rồi. Nếu không mở máy sẽ khó mà biết được đâu là bản gốc siêu phẩm, đâu là Đồng hồ giá rẻ Orient SK (tái phát hành).
Dù là hàng cổ hay tái phát hành, Orient SK mặt lửa luôn là bản được yêu thích nhất
- SK: như đã nói ở trên chữ SK có nghĩa là SUPER KING/SEA KING, dòng đồng hồ Orient Sea King là tập hợp những sản phẩm chịu nước tốt hơn thế hệ trước là dòng KING DIVER, dành cho thể thao. Lưu ý là cả hai dòng SK và KING DIVER đều không phải Đồng hồ lặn theo cách hiểu hiện nay. Mức chịu nước của chúng chỉ dao động 3ATM hoặc 5ATM.
- Thủy Quân Lục Chiến: tên gọi này bắt nguồn từ việc vòng bezel bên trong có thể xoay được bằng núm chỉnh ở vị trí 4 giờ để hỗ trợ đếm thời gian trôi qua mà không ảnh hưởng đến thời gian chính (có thể gọi là Bấm Giờ Thủ Công). Chức năng này tương tự vòng bezel “lặn” trên đồng hồ của lính thủy đánh bộ của Mỹ đã đeo (chính xác là Seiko 6105) trong thời chiến tranh Việt Nam.
- Bốn Đinh: xuất phát từ thiết kế của đồng hồ với mặt lửa được dùng để nói đến đồng hồ Orient SK có mặt số màu đỏ hồng, mẫu mã nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Còn Bốn Đinh thì chỉ chung tất cả đồng hồ Orient SK.
- Mặt Lửa, Mặt Xanh, Sen Hồng: tức đồng hồ Orient SK có mặt số màu đỏ hồng, đồng hồ Orient SK có mặt số màu xanh và Orient SK mặt hồng.
- Orient Eska: “Eska” là một cách “viết sai” đến từ việc truyền miệng, nó xuất phát từ cách đọc “SK” của người Việt.
Về Orient SK Crystal: như đã nói ở trên, kính của đồng hồ Orient SK Crystal cổ (sản xuất năm 1970, 1980) được làm pha lê tự nhiên đắt đỏ (quartz crystal), có khả năng chống trầy rất tốt. Trong khi đó, kính đồng hồ Orient SK sản xuất năm 2015 trở về sau được làm từ Mineral Crystal, chống trầy ở mức trung bình. Cả hai sẽ phân biệt với các SK không crystal, kính bằng nhựa nên không có khả năng chống trầy.
◇ Nói về những năm 70, khi Việt Nam vẫn còn trong thời chiến, SK Diver là một trong những dòng đồng hồ Nhật được ưa chuộng (tự trang bị) bởi các lực lượng quân đội đóng tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có miền Nam Việt Nam.
◇ Sự phổ biến của đồng hồ Nhật xuất phát từ việc đồng hồ Mỹ, Thụy sĩ mà quân đội cấp cho binh lính hay chết vặt… không tương thích với khí hậu đất liền, rừng rậm nóng ẩm, phí sửa chữa đắt đỏ.
◇ Từ đây, lính Mỹ phải tự mua đồng hồ các trạm bán hàng cho quân đội (PX – post exchange). Ngoài việc mua dùng, họ còn có mục đích đem về nhà làm vật lỷ niệm, làm quà tặng cho người thân quen.
◇ Mặt khác, giá của đồng hồ mua ở đây cũng rẻ hơn nhiều so với mua ở quê nhà. Kể cả những chiếc đồng hồ có chức năng “quân đội” như chịu nước tốt (hơn 50m), bezel xoay, những nhà sản xuất Nhật Bản cũng mang đến chi phí rất dễ chịu.
Seiko 6105, chiếc đồng hồ lặn với bezel xoay, nổi lên từ chiến tranh tại Việt Nam và bộ phim apocalypse now đã tái hiện lại chiếc đồng hồ quân đội huyền thoại này
◇ Ban đầu, chỉ có Seiko 6105 được chọn, sau lại bổ sung thêm các Orient SK Diver. Cả Seiko 6105 và Orient SK Diver đều là loại thiết kế để lặn (bezel xoay đếm thời gian, khả năng chịu nước tốt) nhưng Seiko 6105 vẫn là đồng hồ mà lính Mỹ thích mua nhất ở PX.
◇ Giai đoạn này, trừ nguồn cung từ các thương lái, những loại đồng hồ có benzel lặn này cũng xâm nhập qua các lính thủy đánh bộ Mỹ (thủy quân lục chiến). Đó là lý do vì sao người dân ta có thói quen gọi đồng hồ bezel xoay là thủy quân lục chiến.
◇ Mặt khác, sự tồn tại của những chiếc SK Diver với bezel lặn nhiều màu càng làm cho khái niệm thủy quân lục chiến in sâu vào tâm trí những thế hệ cha ông sở hữu hoặc chứng kiến sự tích oanh liệt của dòng SK này.
◇ Sau này, trước sự yêu thích nhiệt tình của giới nhà giàu Việt Nam (khắp nước), nhiều binh lính nước ngoài đã trao đổi chiếc Orient SK của mình với thường dân, giá bán lại có đắt hơn giá gốc nhưng chưa bị lật lên cao như thời bao cấp.
Minh họa vị trí và chức năng các nút bấm, núm chỉnh trên đồng hồ Orient SK
✔ Đồng hồ Orient SK sử dụng bộ máy cơ tự động lắp ráp bằng tay tại Nhật Bản là Caliber 469. Máy được xây dựng dựa trên nền tảng của Seiko 7009 (Orient mua bản quyền từ Seiko), sản xuất và lắp ráp “in-house” với các linh kiện đều làm từ kim loại.
✔ Cổ cũ là thế nhưng tính đến nay, nó đã được Orient trọng dụng trong hơn 40 năm trước khi đưa vào giai đoạn nghỉ hưu (2016 trở về sau). Hơn nữa, thế hệ kế thừa là Orient Cal. F6922, về cơ bản vẫn với cấu trúc của Cal. 469 (nhưng hợp nhất cơ chế chỉnh Lịch và thời gian vào cùng một núm chỉnh, bổ sung hacking second và lên dây thủ công.
✔ Dù hiện tại đã bị thay thế bởi Orient Cal. F6922 có nhiều chức năng hơn nhưng thời gian tồn tại của dòng Cal. 469 quá đủ để chứng minh độ bền, độ chính xác và sự ổn định để xem nó như một trong những máy “trâu bò” nhất Nhật Bản.
✔ Các phiên bản đồng hồ Orient SK cổ đầu tiên dùng máy 46941 hoặc 46943 có 21 (hoặc 17 hoặc 19) chân kính.
✔ Các phiên bản đồng hồ Orient SK sản xuất năm 2015 đều dùng máy 46943 có 21 Jewel (chân kính). Tần số dao động 21600 vph, thời gian dự trữ cót hơn 40 giờ.
✔ Các phiên bản đồng hồ Orient SK 2019 sử dụng máy F6922 22 chân kính. Vẫn là tần số dao động 21600 vph, thời gian dự trữ cót hơn 40 giờ nhưng có hacking second và lên dây thủ công.
Cận cảnh máy tự động Cal 469 khi mở nắp lưng đồng hồ Orient SK
• Có thể bạn chưa biết: Orient Cal. 469 có hai phiên bản nổi tiếng nhất đó là Cal. 46941 và Cal. 46943. Theo nhiều thông tin thu thập được, hai máy này gần như giống hệt, có thể chỉ khác biệt ở cách hiển thị lịch thứ.
• Cal. 46941 có số Ả Rập/Tây Ban Nha kèm theo chữ viết tắt của các Thứ (ví dụ: 6 SAT, 1 MON), giới thiệu năm 1970. Máy này đã “nghỉ hưu” khoảng thập niên 90.
• Cal. 46943 số đặt sau Thứ (ví dụ SAT 6, MON 1) hoặc chỉ có viết tắt của các Thứ (ví dụ: SAT, MON), giới thiệu năm 1971. Máy đang dần đi vào “nghỉ hưu” từ năm 2016)
Orient Cal. 46941 và Cal. 46943 nhìn từ phía sau (lưu ý, hình dáng bánh đà không phải là sự khác biệt giữa chúng, vẫn có Orient Cal. 46941 bánh đà “góc tư” và Cal. 46943 bánh đà “bán nguyệt”)
– Tổng cộng đồng hồ Orient SK có 6 chức năng bao gồm: Giờ, Phút, Giây, Lịch Ngày, Lịch Thứ, Đếm Thời Gian bằng vòng Bezel xoay trong, ngoài ra còn có thêm dạ quang trên kim Giờ-Phút và cọc số để xem thời gian trong bóng tối. Có thể nói là trang bị đầy đủ những gì tiện lợi nhất mà đồng hồ máy cơ cần phải có.
– 5 chức năng trước có lẽ không cần phải giải thích thêm gì nữa nhưng riêng Đếm Thời Gian bằng vòng Bezel xoay trong thì có rất nhiều thú vị. Nó tương tự như vòng bezel của đồng hồ lặn ngày nay nhưng dùng núm ở 4 giờ để xoay vòng thay vì dùng tay xoay trực tiếp.
◤ Bật mí cách ĐẾM THỜI GIAN: bắt đầu đếm thì gian thì lấy hai ngón tay xoay núm ở 4 giờ sao cho mốc 0 của vòng bezel đi đến vị trí của kim phút. Khi kết thúc, nhìn xem kim phút đã chỉ đến số nào trên vòng bezel thì đó chính là số phút đã trôi qua.
◤ Riêng với loại Orient SK Diver: bezel sẽ có thêm độ sâu tương ứng thời gian lặn không cần giảm áp cho phép hỗ trợ thợ lặn. Cách đọc như sau:
20 M: có thể ở độ sâu 20 m trong 45 – 60 phút rồi trồi lên trực tiếp (không cần trải qua bước giảm áp)
30 M: có thể ở độ sâu 30 m trong 30 – 45 phút rồi trồi lên trực tiếp (không cần trải qua bước giảm áp)
35 M: có thể ở độ sâu 35 m trong 15 – 30 phút rồi trồi lên trực tiếp (không cần trải qua bước giảm áp)
40 M: có thể ở độ sâu 40 m trong 0 – 15 phút rồi trồi lên trực tiếp (không cần trải qua bước giảm áp)
Như đã đề cập thì các phiên bản Orient SK 1970 (cổ) hay Orient SK 2015 (tái phát hành) đã tạm dừng sản xuất thì đến năm 2019, hãng tiếp tục phát hành đợt bổ sung là dòng đồng hồ Orient SK 2019.
Nguyên nhân được cho là do nhu cầu sưu tầm và nâng cấp đồng hồ Orient quá lớn. Trong khi đó, các thế hệ về sau đều có những cải tiến vượt bậc, cụ thể, giữa Orient SK 2019 và 1970 có những khác biệt như sau:
Cận cảnh máy Orient F6922 (được xem là thế hệ 2) và máy Orient 46943 (được xem là thế hệ 1), thực chất hai máy này vốn được xây dựng trên máy Seiko 7006 mà Orient đã mua bản quyền năm 70
● Orient SK 1970: Sử dụng máy 46943 có 21 chân kính, không lên cót thủ công, không hacking second.
● Orient SK 2019: Sử dụng máy F6922 có 22 chân kính, có lên cót thủ công và có hacking second.
◆– Có lên cót thủ công giúp người dùng dễ dàng lên cót, tránh trường hợp đứng máy do không đeo đồng hồ. ◆– Có hacking second (cơ chế dừng kim giây) giúp tùy chỉnh và đồng bộ thời gian được chính xác hơn. ◆– Do xài máy F6922 khá hiện đại nên khó bị sao chép, người dùng dễ dàng phân biệt được Orient SK 2019 thật giả. |
Đồng hồ Orient SK 2019 có bộ máy hiện đại hơn nhưng vẫn gia công và lắp ráp hoàn toàn tại Nhật, theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật
● Orient SK 1970: Sử dụng khóa gập ba, có 2 núm vặn (chỉnh thời gian, sử dụng tính năng trên bezel) và 1 nút bấm (chỉnh lịch thứ)
● Orient SK 2019: Sử dụng khóa bấm, chỉ còn 2 núm vặn (việc chỉnh lịch thứ được tích hợp luôn vào núm vặn tại vị trí góc 3 giờ)
◆- – – Việc nâng cấp từ khóa gập ba thành khóa bấm để sử dụng thuận tiện hơn, dễ dàng tháo/mở đồng hồ nhanh chóng. ◆- – – Còn khi lược bỏ 1 nút bấm giúp người dùng không cần phải ghi nhớ quá nhiều thao tác. Đồng thời, điều này giúp vỏ đồng hồ được kín nước hơn. ◆- – – Sự thay đổi này được đánh giá cao và phù hợp với nhu cầu đeo đồng hồ của người chơi thời hiện đại. |
Việc lược bỏ nhiều chi tiết trên đồng hồ Orient SK 2019 giúp cơ chế vận hành đỡ phức tạp, tiết kiệm năng lượng và tăng thời gian trữ cót
Phiên bản Orient SK 2109 được giữ nguyên nhiều tính năng độc đáo riêng như dạ quang (kim và nốt chỉ giờ), vòng bezel xoay 2 chiều bên trong mặt số, chịu nước 5ATM và ô lịch thứ, lịch ngày.
Dạ quang là một trong những điểm nhấn đặc biệt giúp người dùng dễ dàng xem giờ trong bóng tối mà không cần công cụ hỗ trợ
Theo thông tin được lan truyền thì đồng hồ Orient SK 2019 chỉ tái phát hành 3 phiên bản, gồm: đỏ (burgundy) – mã sản phẩm: Orient RA-AA0B02R19B, vàng (sâm banh) – mã sản phẩm: Orient RA-AA0B01G19B và xanh (blue) – mã sản phẩm: Orient RA-AA0B03L19B. Đây cũng là 3 thiết kế bán chạy nhất mọi thời đại.
Tuy nhiên, số lượng phiên bản vẫn bị hạn chế như những đợt phát hành trước đó và nếu không chọn mua ngay từ bây giờ, đồng hồ Orient SK 2019 chắc chắn cũng chỉ là “giấc mơ” không bao giờ được sở hữu.
Dù là hàng cổ, đồng hồ cũng không có vấn đề gì với chất lượng (dây đeo nguyên bản có thể hơi lỏng lẻo do lão hóa), size mặt 42mm, dễ đeo cho nhiều tay.
Trên đây là những thông tin bổ ích về những chiến binh huyền thoại - Đồng hồ SK! bạn có nhu cầu mua hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu em nó nhé.
Nguồn bài viết: Theo ĐH Hải Triều.
Add: Tầng G, TTTM The Garden, Đường Mễ Trì - Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Add: Tầng 1, TTTM Mipec Long Biên, Số 2, Đường Long Biên 2, Quận Long Biên, Hà Nội.
www.thewatch.com.vn - thewatch.vn
HOTLINE: 0977891897.
Orient Star Vietnam Limited Edition 2025 - Hào khí Việt Nam, Tinh hoa Nhật Bản
20/11/2024 16:04:39GỢI Ý CÁCH QUÝ ÔNG KẾT HỢP ĐỒNG HỒ TISSOT VỚI CÁC LOẠI ÁO SƠ MI
27/10/2024 16:04:39TÔN VINH PHỤ NỮ VIỆT NAM 20 / 10 / 2024 - THE WATCH SALE LÊN ĐẾN 50%
17/10/2020 16:04:39TOP 10 MẪU ĐỒNG HỒ ORIENT MẶT XANH TRẺ TRUNG LỊCH LÃM - ĐÁNG MUA NHẤT 2024
15/07/2024 16:04:39NÊN MUA ĐỒNG HỒ CƠ HAY ĐỒNG HỒ PIN? SO SÁNH ĐỒNG HỒ CƠ VÀ PIN CHI TIẾT NHẤT
10/06/2024 16:04:39Những lý do Chị em nên có ít nhất 1 chiếc Đồng hồ Baby-G
06/10/2022 16:04:39ORIENT SK VIỆT NAM 2022 - MÓN QUÀ Ý NGHĨA TẶNG NGƯỜI THÂN NHÂN ĐẠI LỄ 30/4
11/04/2022 18:03:20